Search the Site

Donate

Priscilla and Aquila (Vietnamese)

Pê-rít-sin và A-qui-la là những đồng nghiệp rất được kính trọng của Sứ đồ Phao-lô trong việc giảng dạy phúc âm cho hội thánh đầu tiên.


Ancient Corinth
Ancient Corinth

Pê-rít-sin và A-qui-la

Tác giả: Lynn H. Cohick

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Pê-rít-sin và chồng là A-qui-la gặp sứ đồ Phao-lô khi ông đến Cô-rinh-tô vào khoảng 50 AD.  Cả ba người là bạn thân thiết với nhau, đồng hành và đồng công trong mục vụ. Câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ 49 AD, theo Su-tô-ni-ut, vua Cơ-lốt trục xuất tất cả những người Do Thái theo “Chrestus,” (có lẻ từ “Christ”) ra khỏi Rô-ma.  Trong số người bị trục xuất đó có A-qui-la và Pê-rít-sin, hai người này đến Cô-rinh-tô và làm công nghệ về da (Công-vụ các Sứ-đồ 18:2).  Khi Phao-lô gặp họ, họ đã là môn đồ của Giê-su; sau đó họ đi cùng với Phao-lô đến Ê-phê-sô và ở lại đó để trợ giúp hội thánh mới này. Khi ở Ê-phê-sô,  Pê-rít-sin và A-qui-la giải nghĩa cho A-pô-lô, là người có ơn giảng dạy, một cách chính xác hơn về Tin Lành, đặt biệt về giáo lý báp-têm (Công-vụ các Sứ-đồ 18:26).  Sau khi lệnh trục xuất của Cơ-lốt được thu hồi, họ trở về lại Rô-ma (Rô-ma 16:3–4).

Pê-rít-sin và A-qui-la được nhắc đến tất cả sáu lần trong Tân Ước, lần nào cũng được xem như là một cặp vợ chồng (Công-vụ các Sứ-đồ 18:2–3, 18–19, 26; Rô-ma 16:3–5; 1 Cô-rinh-tô 16:19; 2 Ti-mô-thê 4:19). Họ thực hiện quyền lãnh đạo trong các hội thánh mới thành lập và được tôn trọng. Quan hệ đối tác của họ làm rõ mô hình mục vụ trong hội thánh đầu tiên (xem Rô-ma 16:7; 1 Cô-rinh-tô 9:5). Phao-lô gọi họ là đồng nghiệp của mình trong mục vụ rao giảng Tin Lành; ông khen ngợi lòng sẵn sàng mạo hiểm của họ để giúp ông (Rô-ma 16:3–4), và ông cũng lưu ý rằng hội thánh nhóm họp tại nhà của họ hai lần (Rô-ma 16:5; 1 Cô-rinh-tô 16:19).

“Pê-rít-ca” là tên gốc Latin có nghĩa là “tôn kính,” cũng còn được gọi là Pê-rít-sin. Pê-rít-sin có thể có địa vị xã hội cao hơn chồng mình là A-qui-la, vì tên Pê-rít-sin được đứng trước tên A-qui-la bốn lần (Công-vụ các Sứ-đồ 18:18, 18:26; Rô-ma 16:3; 2 Ti-mô-thê 4:19); điều này trái ngược với phong tục viết tên của người chồng trước tên của người vợ.  Tất cả phụ nữ có tên trong Công-vụ các Sứ-đồ đều là người giàu có, ngoại trừ Ma-ri (mẹ của Giê-su) và Rô-đa, nhận xét này hàm ý Pê-rít-sin có thể là người có phương tiện, mặc dù chúng ta không nên hình dung Pê-rít-sin như là một người trung lưu của phương Tây.  Việc tác giả viết tên theo thứ tự trước Pê-rít-sin sau A-qui-la cũng có thể hàm ý khả năng giảng dạy vượt trội của Pê-rít-sin, vì khi Công-vụ các Sứ-đồ 18:26 lưu ý rằng cặp vợ chồng chỉ dạy A-pô-lô, tên Pê-rít-sin đi trước A-pô-lô. Một số học giả cho rằng Pê-rít-sin là tác giả của sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước. Hầu hết phụ nữ cổ đại không được xác định bởi nghề nghiệp của họ; tuy nhiên, Công-vụ các Sứ-đồ 18:3 cho chúng ta biết rằng A-qui-la và Pê-rít-sin đã làm cùng một nghề với Phao-lô.

A-qui-la là tên tiếng Latin có nghĩa là “Đại bàng.” Vào thời điểm đó, A-qui-la đi du lịch từ Pon-tus, quê hương của mình ở Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại) gần Biển Đen, đến Rô-ma. A-qui-la là một người làm lều, và trong lớp nghệ nhân nô lệ được trả tự do thường làm những công việc như vậy. Nhưng Phao-lô cũng là một người làm lều, và ông là một công dân La Mã sinh ra tự do (Công-vụ các Sứ-đồ 22:25–28); điều này cho thấy cả người tự do và nô lệ trước đây đều làm việc như những nghệ nhân. Trong khi hầu hết các nghệ nhân là thành viên của các tổ chức thương mại, người Do Thái thường không tham gia vì thành viên của các tổ chức này thường tôn vinh các vị thần bảo trợ tổ chức của họ trong các bữa tiệc được tổ chức thường xuyên.

  • Lynn H. Cohick

    Lynn H. Cohick is Professor of New Testament at Wheaton College. She studies Jews and Christians in the settings of Hellenism and the Roman Empire, as well as women in the ancient world. Her publications include Philippians in The Story of God Commentary (Zondervan, 2013); Women in the World of the Earliest Christians (Baker Academic, 2009).